Nhiều người coi việc tới các salon hay tiệm uốn tóc là một cách để thư giãn, “chiều chuộng” bản thân sau những lo toan bộn bề của cuộc sống hiện đại. Nhu cầu lớn kéo theo sự phát triển ồ ạt như nấm sau mưa của các tiệm cắt uốn tóc, từ các salon tóc cao cấp cho đến các cửa tiệm cắt tóc, gội đầu bình dân vì vậy khi đã xác định việc học nghề tóc việc đầu tiên bạn nên xem sau này nên mở salon hay đi làm thuê cho nên việc chọn các trung tâm học cắt tóc giá rẻ để học là việc cần thiết cho sau này, bạn phải lựa chọn những thầy dạy nghề tóc tốt để truyền đạt cho mình những kiến thức, kinh nghiệm và tư duy để giúp ích cho mình sau này. Ở 2 phần trước chắc các bạn đã được chúng tôi chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm để mở salon, ở phần 3 này tiêp tục các bước để các bạn mở salon sao cho tốt nhất và tránh bị rủi ro nhất, đây cũng là phần cuối trong việc chia sẻ kinh nghiệm mở salon, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn. 7. Nhập các sản phẩm chăm sóc tóc Hãy sớm lựa chọn các sản phẩm bạn muốn sử dụng trong salon của mình để xây dựng mối quan hệ với các nhà phân phối sản phẩm. Lý tưởng nhất là bạn có thể bán các sản phẩm mà thợ tạo mẫu tóc của bạn sử dụng để cắt giảm phí cung ứng và tạo thêm doanh thu cho salon. Bạn nên bàn bạc với các thợ tạo mẫu tóc giỏi nhất của mình để lựa chọn những sản phẩm này bởi những người này sẽ chính là những người chào hàng và bán những sản phẩm mà họ tin tưởng cho khách hàng. [IMG] Salon của bạn cũng có thể hút khách hơn nếu khách được chính các chuyên gia tư vấn sử dụng sản phẩm thay vì phải tự mình lựa chọn giữa một rừng sản phẩm trên thị trường. Được tư vấn, khách hàng sẽ dễ lựa chọn những sản phẩm phù hợp với chất tóc cũng như túi tiền của mình. 8. Tuyển chọn và đào tạo nhân viên Bạn nên tuyển những kỹ thuật viên, thợ tạo mẫu tóc có tay nghề tốt, một chủ salon nhiều năm kinh nghiệm quản lý chia sẻ: “Thật ra thạo nghề cũng là cái tốt nhưng sẽ có hai mặt vì mình đào tạo từ đầu họ sẽ theo concept của mình, còn nếu họ đã thạo nghề, theo form nào đó rồi thì học lại cũng được thôi nhưng khó hơn, nhiều khi làm vẫn bị lỗi. Tuyển nhân viên nhiều khi đó là cái duyên, không nhất thiết phải là thợ lành nghề hay không, quan trọng nhất là đạo đức người thợ còn dần dần theo thời gian mình có thể uốn nắn họ cả về kỹ năng nghề và phong cách sống, giao tiếp với khách”. [IMG] Đặc biệt: “Là thợ làm tóc thì phải có năng khiếu, có khiếu thẩm mỹ, biết nhận định đâu là đẹp, đâu là xấu. Làm tóc không nên chỉ để ý mỗi khuôn mặt mà cả phong cách, dáng người của khách hàng. Khuôn mặt chỉ là một phần thôi chứ cổ, bờ vai, dáng người cũng rất quan trọng. Dáng đi, phong cách ăn mặc cũng ảnh hưởng nhất định đến mái tóc. Khiếu thẩm mỹ của từng người thợ sẽ giúp họ có thể tư vấn, thiết kế, tạo kiểu tóc đẹp và phù hợp nhất cho khách hàng”. Nhân sự trong salon tóc là một hạng mục tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể sắp xếp để các nhân sự hưởng lương theo chế độ hoa hồng dựa trên doanh thu họ mang về cho salon. Thêm nữa, bạn nên tuyển những người có ý định gắn bó lâu dài với công việc này, những người sinh sống ổn định gần nơi bạn đặt salon vì dễ dàng giữ chân họ hơn, tiết kiệm chi phí cho việc đào tạo. 9. Thiết kế dịch vụ Một gói dịch vụ trọn gói tại một salon tóc hay beauty salon sẽ bao gồm những dịch vụ sau: • Tóc: cắt tóc, tỉa và tạo kiểu; uốn giả xoăn; chữa trị tóc và da đầu bị hư tổn; relaxers, uốn xoăn; nhuộm màu; gội và xả tóc; • Chăm sóc móng: cắt sửa móng chân, móng tay, đánh bóng, vẽ móng, sửa chữa móng tay và dưỡng da tay. • Chăm sóc da: da mặt, body waxing, massage. • Bán các sản phẩm chăm sóc làm đẹp tóc chuyên nghiệp: Nhiều salon cũng cung cấp nhiều sản phẩm làm đẹp và các sản phẩm chăm sóc tóc để đáp ứng mọi thứ khách hàng cần. Bạn có thể bán các sản phẩm làm đẹp như dầu gội, dầu xả chữa trị chuyên sâu và hằng ngày, các sản phẩm tạo kiểu tóc như mousse, gel, sáp bôi tóc, và các sản phẩm chăm sóc tóc đặc biệt khác. Bán lẻ các sản phẩm chăm sóc tóc chuyên nghiệp là một chiến lược quan trọng đ
Xem thêm nội dung
Thu gọn nội dung