Đang xử lý...

Cách nhận biết tôm, cá “ngậm” urê

Thứ năm, 11/8/2016, 22:06 (GMT+7)

Giá: Thỏa thuận

Địa chỉ: Xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh

Người đăng: loptaphuanthuy2014

Người liên hệ: loptaphuanthuy2014

Mô tả chi tiết:

Cách nhận biết tôm, cá “ngậm” urê

(Kiến Thức) – Theo các chuyên gia, urê khiến tôm trương nước nên tăng cân, bán không bị hao.

Kết quả khảo sát của Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM (Bộ Y tế) vừa qua cho thấy, trên 20 mẫu tôm bán trong các chợ trên địa bàn TPHCM chứa lượng urê rất cao. Theo các chuyên gia, urê khiến tôm trương nước nên tăng cân, bán không bị hao. Khi nấu nhiệt độ cao có phần làm các chất bay hơi nhưng vẫn còn nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ.

Ngâm phân đạm để tăng cân, đẹp mã 

Trước thông tin này, nhiều người dân lo lắng về tình trạng tôm, cá bị ướp urê làm ảnh hưởng sức khỏe. Bà Nguyễn Thị Vân (Minh Khai, Hà Nội) chia sẻ, khi biết được tình trạng tôm ngâm phân đạm urê bà đã rất dè dặt trong việc mua tôm làm thức ăn. Bởi không chỉ ở TP HCM mà ngay cả Hà Nội hay các tỉnh, thành khác cũng có thể gặp tình trạng tương tự. Nhiều lần đi chợ, thấy những mớ tôm căng tròn bà mua về nhưng sau khi luộc thì tôm ngót rất nhiều. Lúc này thực phẩm ngon thành món ăn dở.

Theo ThS Ngô Sỹ Vân, Phòng Nguồn lợi và Khai thác nội địa, Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản 1, tình trạng sử dụng urê để ướp cá, tôm hay các hải sản khác đã được xem là một thủ thuật gian lận trong buôn bán của một số tiểu thương. Trước đây dư luận đã lên tiếng về việc cá ướp urê làm người dân lo lắng. Vì thế, khi phát hiện tôm cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

Vị chuyên gia này cho hay, urê chính là loại đạm dùng để bón cho cây trồng, có công thức (NH2)2CO thường là chất rắn màu trắng, dễ tan trong nước, chứa khoảng 46% Nitơ. Khi gặp nước, urê sẽ bị thủy phân tạo thành đạm amôn (NH4), là loại đạm cây dễ hấp thu. Tuy nhiên, khi cây không hấp thụ kịp, amôn nhanh chóng bị enzym phân giải thành amôniac (NH3) và bốc hơi có mùi khai. Bên cạnh đó, đạm urê còn bị phản ứng nitrat hóa, tạo thành oxit nitơ và bay hơi.

Trong cơ thể người và động vật NH3  được hình thành từ quá trình trao đổi chất qua thận và thải ra ngoài theo nước tiểu. Amoniac NH3  và một số muối vô cơ tồn tại trong cơ thể động vật với một lượng nhất định, để cân bằng áp suất thẩm thấu theo đặc tính thích nghi của từng loài. Khi NH3 và các muối này tăng cao sẽ trở nên độc hại cho cơ thể.

Cũng theo ThS Ngô Sỹ Vân, một số tiểu thương đã lợi dụng đặc tính của amonic để ngâm tôm, cá để làm cho cơ thể trương lên và nặng cân hơn, kèm theo đó cũng làm tươi lâu hơn.

 Ảnh minh họa.

Hải sản nước ngọt ít tác dụng với urê

ThS Ngô Sỹ Vân nhấn mạnh, cách ướp được người ta áp dụng như cho phân đạm hòa vào nước ngọt (nước đá nếu ướp lạnh) rồi cho cá tôm vào. Tuy nhiên, việc làm này áp dụng cho các đối tượng thủy sản sống ở biển có nồng độ muối trong cơ thể thấp. Đối với các đối tượng thủy sản nước ngọt với nồng độ các ion muối trong cơ thể cao nên ít có tác dụng khi dùng đạm. Đây cũng là lý do cá biển trước đây được phát hiện « ngậm » urê.

« Hải sản nước mặn khi ngâm vào nước ngọt dễ bị mất nước dẫn đến nhăn nheo, hao cân nên cho urê vào sẽ ngăn làm mất nước, cơ thể trương nước nên mã ngoài đẹp hơn. Với các tạp chất khác dùng để làm thủ thuật trong buôn bán cũng có tác dụng tương tự », ThS Ngô Sỹ Vân nhấn mạnh.

Có thể nhận biết tôm bị ngậm urê hay hóa chất thông qua cơ chế trương nước tạo nên sự « quá tải » đối với cơ thể và lớp vỏ bọc của chúng. Đó là tôm sẽ căng vỏ, các đốt nối giữa vỏ bị giãn ra, long đầu, gai tôm vểnh, xòe đuôi, kèm theo đó mày sắc nhợt nhạt.

« Đạm urê bị phân hủy và bay hơi ở nhiệt độ cao, do vậy thực phẩm có chứa loại này khi đun nấu sẽ bị bay hơi và có mùi khai amoniac. Chúng ta ăn phải lượng lớn thịt, tôm, cá nhiễm nhiều loại chất này cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ như ngộ độc, đau đầu, giảm trí nhớ… Còn ở lượng nhỏ cần được nghiên cứu một cách cụ thể hơn ».

ThS Ngô Sỹ Vân

Đây là lý đó tại sao lảnh đạo Việt Sin không chọn dùng cá biển mà dùng cá Basa nước ngọt để làm nguyên liệu vì hải sản nước ngọt ít tác dụng với urê. ThS Ngô Sỹ Vân nhấn mạnh, cách ướp được người ta áp dụng như cho phân đạm hòa vào nước ngọt (nước đá nếu ướp lạnh) rồi cho cá tôm vào. Tuy nhiên, việc làm này áp dụng cho các đối tượng thủy sản «  » » »sống ở biển » » » » có nồng độ muối trong cơ thể thấp. Đối với các đối tượng thủy sản nước ngọt với nồng độ các ion muối trong cơ thể cao nên ít có tác dụng khi dùng đạm. Đây cũng là lý do cá biển trước đây được phát hiện « ngậm » urê.

CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM VIỆTSIN
Địa chỉ: 1645 Tỉnh Lộ 10,Khu Phố 5, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TP.HCM
Điện thoại: (848) 3750.7869 – (848) 3754.5804
Fax: (848) 3750.2969 – Email: info@vietsin.vn
Copyright by VIỆT SIN – thiet ke web AVINARK

Vì thương hiệu Việt mọi người cùng chia sẻ để thương hiệu cùng lớn mạnh cho thương hiệu Việt.Hàng Việt sức khẻo Việt cho người Việt

Web: http://www.vietsin.vn

Facebook :Vietsin ( https://www.facebook.com/vietsin.vn) è Like nha mọi người è Thank

Vietsin,bo vien,xuc xich,collagen,xuc xich collagen,vo collagen,vo xuc xich collagen,ca vien,cha ca,cha gio,chao tom,xiu mai,ha cao,oc tom,cha hoa, adn,adn

Xem thêm nội dung
Thu gọn nội dung

Gợi ý cho bạn:

Tin rao nổi bật

Cho thuê máy dò kim loại AD-4976-3510

Cho thuê máy dò kim loại AD-4976-3510

Thỏa thuận

Xã Thới Tam Thôn, Huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

Máy đầm bàn thủy lực 300kg Nhật Bản cũ

Máy đầm bàn thủy lực 300kg Nhật Bản cũ

Thỏa thuận

Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

Xưởng may đồng phục thể dục học sinh, sinh viên theo yêu cầu

Xưởng may đồng phục thể dục học sinh, sinh viên theo yêu cầu

Thỏa thuận

Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh

Lọc tách dầu bơm hút chân không

Lọc tách dầu bơm hút chân không

626.885 VNĐ

Xã Phùng Xá, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Van điều khiển Janatics đáp ứng mọi nhu cầu khắt khe của doanh nghiệp

Van điều khiển Janatics đáp ứng mọi nhu cầu khắt khe của doanh nghiệp

Thỏa thuận

Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

VnExpress Fanpage