Đào tạo thẻ an toàn lao động cấp tốc
Thứ sáu, 10/3/2017, 15:03 (GMT+7)
Giá: Thỏa thuận
Địa chỉ: Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Người đăng: Ms Thoa
Người liên hệ: Ms Thoa
Mô tả chi tiết:
VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ
CS 1: CT4AX2, KĐT Bắc Linh Đàm , Hoàng Mai, Hà Nội
CS 2: 128 Phan Đăng Lưu, P3, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
Tel: 0986 747 189 ( Ms. Thoa)
THÔNG BÁO MỞ LỚP HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Chính phủ quy định chitiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấnluyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trườnglao động.
Căn cứ nhu cầu đào tạo của các đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước. Viện phát triển kinh tế quốc tế xin thông báo tổ chức khóa Huấn luyện An toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG HUẤN LUYỆN ATLĐ, VSLĐ
1. Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a)Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b)Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a)Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
b)Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc đểlàm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm côngtác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
II. CHỨNG CHỈ, CHỨNG NHẬN VÀ SỔ THEO DÕI
- -Nhóm 1,2, 5,6: Sau khi tham dự khóa huấn luyện, được kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì được cấp Chứng chỉ huấn luyện.
-nhóm 3: Người sử dụng lao động cấp Thẻ an toàn cho người được huấn luyện thuộc nhóm 3 sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Tổ chức huấnluyện cấp Thẻ an toàn cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động
-Nhóm 4: Kết quả huấn luyện được ghi vào sổ theo dõi công tác huấn luyện tại cơ sở.
III. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, HỌC PHÍ, GIẢNG VIÊN, THỦ TỤC NHẬP HỌC
1.Địa điểm:Tại VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ
- TẠI ĐỢN VỊ, DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TỈNH THÀNH KHÁC TRÊN CẢ NƯỚC.
2. Khai giảng:Viện thường xuyên khai giảng CÁC TỐI TRONG TUẦN VÀ CÁC NGÀY CUỐI TUẦN hoặc theo yêu cầu nếu tổ chức tập trung theo đơn vị
3. Học phí:Theo lớp, theo số lượng học viên, theo hợp đồng
4.Giảng viên:Có nhiều năm kinh nghiệm thực tế và giảng dạy tại Cục ATLĐ, Các sở lao động, các tổng liên đoàn lao động... đáp ứng yêu cầu về điều kiện giảng viên.
5. Thủ tục nhập học:02 ảnh 3x4, CMTND photokhông cần công chứng tại lớp ngày khai giảng
Để công tác tổ chức khóa học được chu đáo, kính đề nghị Các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vui lòng đăng ký trực tiếp bằng Điện thoại, Email, Fax hoặc Công văn về Viện.
IV. KHUNG NỘI DUNG HUẤN LUYỆN THEO NGHỊ ĐỊNH 44
1.Huấn luyện nhóm 1
a)Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b)Nghiệp vụcông tác an toàn, vệ sinh lao động baogồm:Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.2.Huấn luyện nhóm 2
a)Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b)Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷluật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c)Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
3.Huấn luyện nhóm 3
a)Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b)Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo,biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
c)Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vậttư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hạivà phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.
4.Huấn luyện nhóm 4
a)Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
b)Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
5.Huấn luyện nhóm 5:
a)Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b)Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
c)Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động: Yếu tố có hại tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc; các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống; cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp; tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc; an toàn thực phẩm; quy trìnhlấy và lưu mẫu thực phẩm; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động; nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc; kiến thức, kỹ năng,phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiệnvà điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động; phương pháp truyềnthông giáo dục về vệ sinhlao động, phòng chống bệnh nghềnghiệp;lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệptại nơi làm việc; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghềnghiệp. Công tác phối hợp với người làmcông tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
6.Huấn luyện nhóm 6:
Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.
Thông tin chi tiết xin liên hệ Phòng HL ATLĐ
VIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ QUỐC TẾ
CS1: Tòa nhà CT4AX2, KĐT Bắc Linh Đàm, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
CS2: 128 Phan Đăng Lưu, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP HCM
Tel: 0986 747 189/ (04) 6680 2585 ( Ms Thoa)
Fax: 04.6886154 Email: thoa@vienquocte.vn
https://www.facebook.com/capchungchihanhnghexaydungsocapnghe/