Đang xử lý...

Cho thuê xe du lịch tham quan lễ hội Bắc Ninh

Thứ năm, 29/6/2017, 22:41 (GMT+7)

Giá: Thỏa thuận

Địa chỉ: Thị trấn Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Người đăng: xedulichminhduc.com.vn

Người liên hệ: xedulichminhduc.com.vn

Bấm để hiện số: 0966678***

Mô tả chi tiết:

Bắc Ninh được mệnh danh là quê hương cửa những lễ hội truyền thống, với khoảng hơn 500 lễ hội diễn ra vào tất cả các mùa trong năm. Lễ hội truyền thống Bắc Ninh là di sản quý và đặc sắc của nền văn hiến Kinh Bắc, chứa đựng nhiều nét đẹp truyền thống độc đáo..

Chuyên cho thuê xe du lịch tham quan lễ hội ở Bắc Ninh

Lộ trính :  tham quan lễ hội Bắc Ninh Số Km : 250km ( khứ hồi )  Loại xe : 4 chỗ - 7 chỗ - 16 chỗ -  29 chỗ - 45 chỗ Cam kết: xe mới , chất lượng phục vụ chuyên nghiệp , giá tốt Giá thuê xe : Vui lòng liên hệ Giá bao gồm : chi phí xăng dầu, cầu đường, bến bãi, lương lái phụ xe. Giá chưa bao gồm : Thuế VAT, chi phí phát sinh thêm điểm tham quan ngoài chương trình,chênh lệch xăng dầu theo từng thời điểm do *** quy định, Chi phí ăn ngủ cho lái xe theo chương trình.

XEM THÊM: THUÊ XE DU LỊCH ĐI BẮC NINH

Các lễ hội chính ở Bắc Ninh

Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ

Làng Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Hội làng được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội Đồng Kỵ tuy chỉ với quy mô nhỏ nhưng luôn được người dân và du khách biết đến và đánh giá rất cao bởi những giá trị truyền thống.


Pháo làng Đồng Kỵ. Ảnh sưu tầm
Hội rước pháo Đồng Kỵ là nghi thức truyền thống được nhiều người dân mong đợi nhất trong suốt 3 ngày hội. Vốn là một hội thi làm pháo, đốt pháo từ thời xưa để tưởng nhớ, tái hiện lại ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng ra lệnh xuất quân đánh giặc

Tâm điểm của hội Đồng Kỵ là lễ rước 2 quả pháo gỗ khổng lồ có chiều dài 6 m, được chạm trổ tinh xảo, trang trí long ly quy phượng.

Rước Quan Đám là nghi lễ cuối cùng, giống như việc tôn sùng 4 người đàn ông được phong quan đỏ. Người được chọn vào vị trí này phải có uy tín trong làng, đức độ, gia đình êm ấm, không chịu cảnh tang gia hay vận đen đủi.

Ngoài ra, du khách đến tham dự lễ hội có thể xem những tiết mục hát quan họ trên thuyền, diễn tuồng....đều do dân làng 1 tay dàn dựng.

Lễ hội chùa Dâu

Chùa Dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân, hay Cổ Châu, nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Đây được coi là ngôi chùa hình thành sớm nhất ở Việt Nam khi Phật Giáo mới du nhập, lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ như thành cổ Luy Lâu, lăng mộ Sĩ Tiếp, hệ thống chùa chiền, đền đài, dinh thự, bảo tháp…


Lễ hội chùa Dâu. Ảnh sưu tầm
Lễ hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng và quy mô vào ngày 8/4 Âm lịch - tức lễ Phật đản. Đây là ngày hội của nhà nông, với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Một số hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức là cướp nước, dâng nước, đánh gậy trên bãi chùa Dâu, múa sư tử, đốt cây bông...

Hội Lim

Hội Lim được cho là lễ hội đáng chú ý nhất tại Bắc Ninh dịp đầu năm, niềm tự hào của người dân địa phương. Hội Lim diễn ra ở đồi Lim (Huyện tiên du, tỉnh Bắc Ninh) từ ngày 14-16 âm lịch, để tưởng nhớ hai vị sư tổ của làn dân ca quan họ là Vua Bà và ông Hiếu Trung Hầu - 2 vị sư tổ đã để lại di sản cho con cháu với hơn 200 làn điệu âm nhạc đặc sắc.


Hát quan họ là phần không thể thiếu trong hội Lim.
Chính hội tổ chức vào ngày 13/1 Âm lịch. Hội Lim bao gồm những nghi lễ trang nghiêm, cùng các hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh phong phú. Đến với hội Lim, hoạt động nổi bật nhất là hát quan họ. Khách du xuân được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền và hát trong các tư gia (hát trong nhà).

Lễ hội đền Bà Chúa Kho

Đền bà chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Ngày khai hội vào 14/1 âm lịch.

Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất. sau khi lấy vua nhà Lý, bà xin vua cho về vùng Vũ Ninh chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tổ chức sản xuất.


Lễ hôi đền Bà Chúa Kho tấp nập người đi lễ đầu năm.
Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Khi Bà qua đời, mộ của bà được đưa về nơi bà sinh ra là thôn Quả Cảm (xã Hòa Long, TP Bắc Ninh).

Theo quan niệm "đầu năm vay bà, cuối năm trả nợ", những người tới đây trẩy hội đều mong muốn phát tài phát lộc trong năm mới. Khách tới lễ hội ngoài để "vay vốn" còn muốn cầu bình an và sức khỏe.

Lễ hội Đền Đô

Lễ hội đền Đô diễn ra tại làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn từ ngày 14-16/3 Âm lịch hàng năm, chính hội vào ngày 16.

Hàng nghìn người tham gia đám rước kiệu trong lễ hội đền Đô, với ý nghĩa tưởng nhớ sự kiện vua Lý Thái Tổ lên ngôi, mở ra thời kỳ thịnh vượng trong lịch sử đất nước, qua đó nhắc nhở thế hệ trẻ về đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống yêu quê hương, đất nước.

Phần hội cũng có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc giống những lễ hội khác tại Bắc Ninh như hát quan họ trên thuyền, đấu vật, thi cờ người, thi nấu cơm, gói bánh...

Bên cạnh việc tham gia lễ hội, du khách nên tới tham quan đền Đô, hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện, thờ tám vị vua nhà Lý, xây theo kiến trúc cung điện thời xưa. Ngôi đền cùng di tích lăng mộ các vua triều Lý tại làng Đình Bảng được Thủ tướng *** công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2014.

Lễ hội chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích tọa lạc trên núi Lan Kha thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, nổi tiếng với tượng Phật bằng đá lớn nhất Việt Nam, hay còn gọi là Đại Phật tượng, được *** công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2012.


Hội chùa Phật Tích diễn ra từ mùng 3 đến mùng 5 tháng Giêng.
Chùa có lịch sử lâu đời, lưu giữ những nét kiến trúc cổ từ thời nhà Lý cùng các di vật như hàng tượng linh thú đá, bia đá, vườn tháp.

Du khách tới trẩy hội chùa Phật Tích từ mùng 3 đến mùng 5 Tết không những có cơ hội tìm hiểu những di tích lịch sử đặc sắc, mà còn được tham dự lễ hội Khán hoa mẫu đơn, gắn liền với câu chuyện tình cảm động "Từ Thức gặp tiên".

Lễ hội chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp tại xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành là ngôi chùa cổ nổi tiếng với tượng Phật quan âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, chùa được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, và là ngôi chùa có kiến trúc cổ hoàn chỉnh nhất còn sót lại.

Lễ hội chùa Bút Tháp là lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 23 và 24/3 Âm lịch hàng năm với các hoạt động đậm nét văn hóa truyền thống. Lễ hội gồm hai phần, trong đó phần lễ với những hoạt động tín ngưỡng: Lễ cúng Phật, Lễ dâng hương, Lễ cúng đàn trần tế cầu phúc, Lễ cúng Tổ... được diễn ra chủ yếu trong khu nội tự.


Lễ hội chùa Bút Tháp càng có giá trị hơn khi chùa được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Phần Hội bao gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như cờ tướng, bóng bàn, thi thả *** bồ câu và biểu diễn nghệ thuật chèo được diễn ra trong hai ngày. Các hoạt động này không chỉ thu hút nhân dân trong tỉnh, mà còn có sự tham gia, giao lưu của nhiều đoàn văn nghệ, thể thao các tỉnh bạn.

Chùa Bút Tháp là một trong những di tích Phật giáo độc đáo của Đồng bằng Bắc Bộ. Việc tổ chức Lễ hội truyền thống chùa Bút Tháp đã phần nào đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân và khách thập phương.

Tổng hợp các lễ hội  ở Bắc Ninh: Các trưởng họ mang sản phẩm đồng, bạc chạm dâng lên bàn thờ, dâng hương tổ sư, thắp hương của người đồng niên (49 tuổi), hát ả đào, ném cướp cây bông...

XEM THÊM : THUÊ XE DU LỊCH 29 CHỖ ĐI BẮC NINH

Hội Đại Bái
Thời gian: 29/9 âm lịch.
Địa điểm: Xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Ông tổ nghề đúc đồng, chạm bạc - Nguyễn Công Truyền.
Đặc điểm: Các trưởng họ mang sản phẩm đồng, bạc chạm dâng lên bàn thờ, dâng hương tổ sư, thắp hương của người đồng niên (49 tuổi), hát ả đào, ném cướp cây bông.     
Hội Đậu
Thời gian: 18/3 âm lịch.
Địa điểm: Xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Ông Bính, một vị tướng thời Hùng Vương thứ 18.
Đặc điểm: Rước lớn, thi thả diều, bơi chải.     
Hội Đồng Kỵ
Thời gian: 4/1 âm lịch. 
Địa điểm: Làng Đồng Kỵ, xã Đồng Quang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng Hùng Huy Vương. 
Đặc điểm: Lễ rước mô hình quả pháo (được gọi là ông Quan Đám).     
Hội đình Đình Bảng
Thời gian: 14 - 15/2 âm lịch. 
Địa điểm: Đình làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Thờ núi, thần nước, thần đất và 6 nhân thần có công dựng lại làng sau cuộc tàn phá của quân Minh.
Đặc điểm: Tế thần, đấu vật, chọi gà.     
Hội đền Cao Lỗ Vương (Hội làng Đại Than)
Thời gian: 10/3 âm lịch. 
Địa điểm: Làng Đại Than, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. 
Đối tượng suy tôn: Cao Lỗ, tướng giỏi của An Dương Vương. 
Đặc điểm: Lễ rước thần của 7 làng cùng thờ Cao Lỗ và tổ chức đua thuyền trên sông Lục Đầu.     
Hội Bồ Sơn
Thời gian: 9 - 12/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Bò, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Đặc điểm: Mời chạ kết nghĩa tới, hát nghi lễ, hát giao duyên.     
Hội chùa Bút Tháp
Thời gian: 23-24/3 âm lịch
Địa điểm: Xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 
Đối tượng suy tôn: Đức Phật
Đặc điểm: Lễ cúng Phật; lễ dâng hương; lễ cúng đàn trần tế cầu phúc; lễ cúng Tổ; hát quan họ trên thuyền; hội thi thả *** bồ câu.     
Hội chùa Dâu
Thời gian: 8/4 âm lịch. 
Địa điểm: Xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 
Đối tượng suy tôn: Phật Mẫu Man Nương và bốn con gái bà là Pháp Vân (Mây - Bà Dâu - thờ ở chùa Dâu), Pháp Vũ (Mưa - Bà Đậu - thờ ở chùa Thành Đạo), Pháp Lôi (Sấm, Sét - Bà Tương - thờ ở chùa Phi Tương), Pháp Điện (Chớp - Bà Dàn - thờ ở chùa Phương Quan).  
Đặc điểm: Lễ rước lớn, múa rồng.     
Hội chùa Phật Tích
Thời gian: 4/1 âm lịch. 
Địa điểm: Xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 
Đối tượng suy tôn: Phật Bà Quan Âm và Lý Thánh Tông. 
Đặc điểm: Lễ Phật, nghe giảng kinh, cầu yên, cầu phúc, thăm di tích.     
Hội chùa Tổ (chùa Phúc Nghiêm)
Thời gian: 18 - 23/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Phật Mẫu Man Nương.
Đặc điểm: Đọc kinh, rước oản, dâng hương lễ Phật, thi oản, thi vật, thi dệt, đua thuyền và diễn xướng dân gian.     
Hội chen làng Nga Hoàng
Thời gian: 7/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Nga Hoàng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Linh Sơn Mỵ Nương.
Đặc điểm: Nam nữ chen nhau cả khi tế lễ và rước thần quanh làng.     
Hội Du xuân
Thời gian: 8/1 âm lịch.
Địa điểm: Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đặc điểm: Bốn làng từng chung sức đuổi cướp giữ làng, giúp nhau sản xuất. Trước hội bốn làng đã giúp nhau cấy lúa. Ngày 8/1, bốn làng cùng mở hội tế thần và cùng dự tiệc. Lễ hội có trò kéo co, đấu vật, đánh cờ, hát chèo.     
Hội Khám
Thời gian: 7/4 âm lịch. 
Địa điểm: Làng Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 
Đối tượng suy tôn: Ba thành hoàng: Lạc Long Quân, Tri Sơn (Sơn thần), Tri Thủy (Thủy thần). 
Đặc điểm: Lễ rước Lạc Long Quân về đình, hội đồng Thành hoàng, tế lễ cầu mùa, đón trận mưa đầu mùa.     
Hội làng Đông Hồ
Thời gian: 15/3 âm lịch.
Địa điểm: Làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng, tổ nghề.
Đặc điểm: Trưng bày và bán tranh dân gian Đông Hồ trong sân  đình. Dựng một cầu bằng tranh trong đình tượng trưng cho sự giao lưu, hòa hợp.     
Hội làng Đức Vua Bà
Thời gian: 7/2  âm lịch.
Địa điểm: Làng Viêm Xá (làng Diềm), xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Đức Vua Bà (bà tổ của dân ca quan họ).
Đặc điểm: Lễ giỗ tổ quan họ có hát quan cầu đảo, quan họ trùm đầu, và trò chơi cướp quả cầu nước.     
Hội làng Bùi
Thời gian: 28/1 âm lịch. 
Địa điểm: Làng Bùi, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 
Đối tượng suy tôn: Đức Phật. 
Đặc điểm: Lễ phật và hát quan họ trên thuyền.     
Hội làng Hữu Chất
Thời gian: 9/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Trương Hống, Trương Hát.
Đặc điểm: Hát quan họ, chơi kéo co.     
Hội làng Long Khám
Thời gian: 7/2 âm lịch.
Địa điểm: Làng Long Khám, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Lý Phủ Quan (thời Tiền Lý).
Đặc điểm: Diễn lại chiến tích của thành hoàng làng. Tục cướp cây mộc tất (cây sơn). Cuộc cướp chỉ dành cho các cụ trên 50 tuổi, chạy ra cánh đồng rồi về đình, có thể cướp thâu đêm suốt sáng.     
Hội làng Tư Thế
Thời gian: 9/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Thành Hoàng trông coi nghề nông.
Đặc điểm: Trò Xe Táo quân và ông Táo ra xem thi nấu cơm, làm món ăn.     
Hội làng Yên Mẫn
Thời gian: 10 - 12/2 âm lịch.
Địa điểm: Phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Trương Hống, Trương Hát.
Đặc điểm: Cầu mùa, hát quan họ, chạy (kéo) chữ, chơi cướp cầu.     
Hội Lim

Thời gian: Ngày 13/1 âm lịch
Địa điểm: Đồi Lim, thuộc thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18km.
Đối tượng suy tôn: Vua Bà và ông Hiếu Trung Hầu, tương truyền là hai vị tổ của các làn điệu dân ca Quan họ
Đặc điểm: Hát Quan họ trên đồi, trên thuyền, tại nhà.     
Hội thả *** bồ câu
Thời gian: 27/3 âm lịch. 
Địa điểm: Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 
Đặc điểm: Thi từng đàn 10 con (5 đôi đực cái) vào cuối xuân, trời trong không mây, ít gió, mùa vắng bóng *** cắt, diều hâu (hay đánh *** bồ câu). Các vùng chơi nổi tiếng: Hoàng Mai, Đông Anh (Hà Nội), sông Đuống, Vùng Dâu (Bắc Ninh).     
Hội Thị Cầu
Thời gian: 7 - 16/8 âm lịch. Chính hội 10/8 âm lịch. 
Địa điểm: Đền Kim, phường Thị Cầu, thành phố  Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. 
Đối tượng suy tôn: Thánh Tam Giang. 
Đặc điểm: Lễ rước nước từ sông Cầu lên đền, rước kiệu, rước Thánh từ đền Kim sang chùa và đình, hát thờ vào đêm 8/8 âm lịch, thi làm cỗ (món ăn mới lạ, ngon, sạch, bày đẹp sẽ đoạt giải), thi làm cỗ liên quan đến nghi thức cầu mưa, thi thả *** bồ câu.     
Lễ đền Bà Chúa Kho
Thời gian: 14/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. 
Đối tượng suy tôn: Bà Chúa Kho, Tứ phủ công đồng. 
Đặc điểm: Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) "cầu tài phát lộc".     
Lễ hội đền Đô
Thời gian: Ngày 15/3 âm lịch. 
Địa điểm: Làng Ðình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18 km.
Đối tượng suy tôn: 8 vị vua nhà Lý. 
Đặc điểm: Rước 8 cỗ kiệu ngựa mang bài vị của 8 vị vua triều Lý từ chùa Dận về Đền Đô; Lễ dâng hương và đại lễ đăng quang. Hát quan họ, hát tuồng, đấu vật, nấu cơm niêu đất, gói bánh phu thê.     
Hội chùa Tam Sơn
Thời gian: 8 - 12/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Đức Phật, trạng nguyên Nguyễn Phan Quang, tiết nghĩa Đại Vương Nguyễn Tự Cường, các tiến sĩ của làng, công chúa Thuần Dương, Thổ địa, Quan Công.
Đặc điểm: Múa rối nước, cờ bỏi, chọi gà, đập nồi niêu (đựng trấu, nước), thi hát quan họ.   

Nếu bạn và gia đình đang có ý định đi tham quan lễ hội Bắc Ninh thì hãy đến với  Xe du lịch Minh Đức để có chuyến du lịch an toàn, hợp lí nhất nhé !!!

THÔNG TIN HƯỚNG DẪN ĐẶT XE 

Xin liên hệ trực tiếp : 0966678983 Ms.Thảo

DỊCH VỤ CHO THUÊ XE DU LỊCH CHẤT LƯỢNG NHẤT HÀ NỘI
Cho thuê xe du lịch 4 chỗ - 7 chỗ - 16 chỗ -  29 chỗ - 45 Chỗ Đời Mới Giá Rẻ Chất lượng Tốt Nhất Tại Hà Nội

Mọi thông tin chi tiết cho thuê xe, xin gọi về phòng điều hành xe để được tư vấn và báo giá nhanh nhất, chính xác nhất theo hành trình mà Quý khách có nhu cầu...

Xin chân thành cảm ơn và rất mong được sự hợp tác!

Xem thêm nội dung
Thu gọn nội dung

Gợi ý cho bạn:

Tin rao nổi bật

Bán mèo chân ngắn munchkin

Bán mèo chân ngắn munchkin

5.000.000 VNĐ

Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội

Lọc dầu Busch cho bơm hút chân không

Lọc dầu Busch cho bơm hút chân không

626.885 VNĐ

Xã Phùng Xá, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Máy dò kim loại băng tải Nhật Bản

Máy dò kim loại băng tải Nhật Bản

885.000 VNĐ

Xã Phùng Xá, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Lọc khí bơm hút chân không Busch

Lọc khí bơm hút chân không Busch

626.885 VNĐ

Xã Phùng Xá, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Cần bán hộp cứng quà tặng sang trọng đông trùng hạ thảo

Cần bán hộp cứng quà tặng sang trọng đông trùng hạ thảo

35.000 VNĐ

Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

VnExpress Fanpage